Sunday, May 26, 2013

LƯU THỦY - Nhạc Cung Đình. NS Nguyễn Đăng Thảo Độc tấu Tranh



Đây là một bài nhạc rất phổ biến trong truyền thống Nhạc Cung Đình Huế. Lưu Thủy được viết theo ngũ cung Việt Nam, hơi khách Sol, La, Đô, Re, Mi. (hay Hò Xư; Xang Xê, Cống) Đây là ngũ cung dùng cho các bài nhạc tươi vui hay trang nghiêm của Quốc Nhạc. Khi đánh đàn, nghệ nhân rung dây đàn ở nốt La (Xư) và Mi (Công). Ban Nhã nhạc Cung đình trình tấu bài nhạc trong các yến tiệc cung đình hay trong các nghi lễ cúng tế.
Âm thanh giai điệu của bài nhạc tuôn chảy như dòng nước, lúc êm đềm nhẹ nhàng như dòng Hương Giang, lúc tung tăng róc rách trong khe suối nơi rừng sâu hay mạnh bạo như dòng sông Hồng sông Cửu chảy qua bao ghềnh thác.
Chúng tôi chia sẻ bài nhạc bài nhạc cổ điển trong truyền thống nhạc Cung Đình VN với kỳ vọng giữ lại chút gì cho quê hương. Nhạc VN hay lắm! Tôi vẫn luôn rung động khi nghe một bài nhạc đầy chất Việt, nghe tiếng đàn tranh, đàn dộc huyền, đậc biệt khi đang sống ở xứ người. Tôi luôn đi trình diễn nhạc truyền thống Việt trong các lễ hội, đại hội âm nhạc, đài pahjt thanh quố gia Úc, dạy nhạc, thuyết trình trong các đại hoc và nhạc viện, phổ biến giới thiệu nhạc đặc thù Việt đến với mọi người từ nhiều nền văn hóa khác nhau. Tôi xin được gởi đên các bạn một niềm vui là người Tây Phương rất thích nghe nhạc đàn tranh và độc huyền. Chất êm đềm của nhạc Việt đã đưa những âm thanh trầm bổng sâu lắng vào lòng người.

Nguyễn Đăng Thảo 
B.Ed., Grad. Dip. Mus., M. Ed (Comp)



Đây là bài nhạc dạy cho Sinh viên năm thứ ba Trường Quốc Gia Âm nhạc Sài Gòn., Tôi xin được chia sẻ cùng các bạn yêu thích âm nhạc và nhạc đàn tranh:

Monday, May 20, 2013

Đăng Đàn Cung - Quốc Thiều Triều Nguyễn - NS Nguyễn Đăng Thảo Độc tấu Tranh


Đăng Đàn Cung (Hán Nôm: 登壇宮) đã một thời là bài Quốc Thiều dưới triều Nhà Nguyễn (1802-1945). Đăng Đàn Cung có nghĩa là khúc nhạc được dùng tấu lên khi Nhà Vua bước  lên lễ đài (đăng đàn) tế lễ trời đất tại đàn Nam Giao (Huế). Vào mùa xuân hang năm, Nhà Vua “đăng đàn” Nam Giao để lạy tạ trời đất cho quốc thái dân an, tôn vinh nhà vua thay trời cai trị muôn dân.
 Bài nhạc được viết theo giai điệu ngũ cung Hò Xư Xang Xê Cống (Sol La Do Re Mi hay G A B C D E) theo truyền thống Hơi Khách hay Hơi Bắc của Quốc nhạc Việt Nam và của văn hóa Đông Á.
Theo Wikipedia phần tiếng Anh, tham khảo theo bài viết của Thiện Mộc Lan, "Đôi điều về Đăng đàn cung quốc thiều của triều Nguyễn", báo Thông tin Khoa Học và Công Nghệ, số 1 (27) năm 2000, sau khi lên ngôi Vua Gia Long đã truyền lệnh cho một nhạc sĩ người Pháp tên J.B. Chaigeau sáng tác một bài Quốc Thiều để được tấu lên trong các đại lễ của triều đình. Vâng thánh chỉ, Ông Chaigeau đã dùng điệu quân hành để sáng tác bài Đăng Đàn Cung. Tuy nhiên bài viết không đưa ra dẫn chứng rõ ràng.
Có lẽ chúng ta cũng không biết rõ bài quốc thiều Đăng Đàn Cung đã được sáng tác vào lúc nào vì không có tài liệu chính thức nào ghi chép lại về điều đó. Theo Giáo Sư sử học Lê Văn Lân trong bài viết "Tìm hiểu thêm về lá cờ Long Tinh và bản Đăng Đàn Cung thời Nguyễn", ông đã dựa theo bài "The Đăng Đàn Cung Hymn" của Cụ Nguyễn Khoa Toàn, cựu Đại sứ của Quốc gia Việt Nam tại Thái Lan, viết ngày 15 tháng 11, năm 1952, cho biết có thể bài nhạc đã được làm ra trong thời gian vua Khải Định qua Pháp vào ngày 15 tháng 5, năm 1922 để dự cuộc Đấu xảo Quốc tế ở Marseille, vì cần phải có bài Quốc thiều tấu lên trong thời gian thăm viếng này. Một chi tiết đáng lưu ý là học giả Phạm Quỳnh, Chủ bút Nam Phong Tạp chí, cũng tham dự trong chuyến viếng thăm này, đã kể lại trong tập "Pháp Du Hành Trình Nhật Ký" của ông rằng Quốc Thiều Viêt Nam đã được trỗi lên khi Chính phủ Pháp đón tiếp Vua Khải Định. Vậy là bài Quốc Thiều nào? Theo tôi nghĩ chắc phải là bài Đăng Đàn Cung vì dưới triều Nguyễn chúng ta thấy chỉ có bài Đăng Đàn Cung là bài Quốc thiều mà thôi. Nếu là bài nào khác chắc cụ Phạm Quỳnh phải nêu ra những chi tiết trong bài viết của ông.
Theo Ông Nguyễn Hữu Nhuận, nguyên Thiếu Tá nhạc trưởng Ban Quân Nhạc Hải Quân VNCH. Sanh quán của ông ở Phú Cam (Huế). Ông cho biết, khoảng năm 1951, ông thuộc Ban Quân Nhạc Ngự Lâm Quân ở Đà Lạt và đã nhiều lần chơi bài Đăng Đàn Cung trong các nghi lễ hoàng triều. Trong thời Pháp thuộc, ông phục vụ trong Ban Quân Nhạc Lính Khố Xanh của Tòa Khâm Xứ Huế (Musique de la Garde Indochinoise de la Résidence Supérieure). Dựa theo ký ức của ông Nguyễn Hữu Nhuận và bài nói chuyện của Đại Sứ Nguyễn Khoa Toàn tại Thái Lan năm 1952, chúng ta có thể xác định xác định bài Quốc thiều Đăng Đàn Cung đã được nhạc trưởng Maurice Fournier và Trần Như Tú sáng tác và hòa âm nhằm để chuẩn bị cho ban quân nhạc tấu lên khi đón Vua Bảo Đại trở về nước năm 1932. Sau đó ông Ưng Thiều đã đặt lời ca cho bài này năm 1932 để cho học sinh hát khi đi dón nhà vua từ Pháp về.


Tham khảo:

Wikipedia Đăng đàn cung

Le Văn Lân (2013) Tìm Hểu Thêm Về Lá cờ Long Tinh và bản Đăng Đàn Cung Thời Nguyễn, Cuộc Sống Việt


Nguyễn Đăng Thảo
Cao Học Âm Nhạc (Uni of Adelaide)
Thạc Sĩ Giáo Dục (Uni of South Australia)

NS NGUYỄN ĐĂNG THẢO ĐỘC TẤU TRANH BÀI "ĐĂNG ĐÀN CUNG)




BÀI ĐÀN TRANH "ĐĂNG ĐÀN CUNG"

Lời Ca:


Kìa núi vàng bể bạc

Có sách trời...sách trời định phần!

Một giòng ta – gầy non sông vững chặt

Đã ba ngàn mấy trăm năm!

Bắc Nam cùng một

nhà con Hồng cháu Lạc.

Văn minh đào tạo

màu gấm hoa càng đượm

rạng vẻ giòng giống Tiên Long.

Ấy công gầy dựng

từ xưa đà khó nhọc,

Nhớ ơn dầy nặng

Lòng trung quân đã sẵn

Cố thương nhau... thương nhau một niềm.
Nguyện nhà Việt muôn đời thạnh trị